Bậc tam cấp là gì? Cách tính bậc tam cấp hợp phong thủy

 04/03/2021  Đăng bởi: Mr.Thiện

Bậc tam cấp là một bộ phận quan trọng không thể thiếu, và trở thành một phần cấu tạo chính của nhà phố, biệt thự, chung cư, … Chúng không chỉ xuất hiện ở công trình dân dụng, mà ngay cả các công trình đô thị, công cộng cũng sử dụng. Chắc hẳn ai cũng biết về sự phổ biến và cần thiết của bậc tam cấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách tính bậc tam cấp sao cho hợp phong thủy và hài hòa thiết kế ngôi nhà.

1. Bậc tam cấp là gì?

Bậc tam cấp giữ vai trò quan trọng của việc giao thông đi lại trong nhà hay công trình. Vì thế, xây bậc tam cấp phù hợp, đúng chuẩn sẽ mang lại nhiều thuận tiện cho người sử dụng. Đồng thời, còn giúp tăng lên vẻ đẹp, sang trọng và tinh tế của công trình. Do đó, ngay từ giai đoạn thiết kế, các kiến trúc sư đã tính toán cẩn thận kích thước và vị trí đặt bậc tam cấp để dảm bảo sự hài hòa cho tổng thể dự án.

Thực tế, với công trình dân dụng, vị trí bậc tam cấp là nơi nối liền giữa nhà và sân. Đây chính là điểm kết nối giao thông của các hoạt động trong và ngoài ngôi nhà. Cũng có khi, bậc tam cấp là phần nối liền nền nhà và cầu thang dẫn lên các tầng. Với vị trí này, thì bậc tam cấp trở thành bước đệm để đi lên cầu thang. Hoặc là khu vực nối giữa phòng khách và nhà ăn.

Bậc tam cấp đã xuất hiện từ rất lâu và cái tên cũng được người xưa sử dụng dùng để chỉ 3 bậc thềm trước nhà – nơi có lối đi ra vào và lên xuống giữa sân với trong nhà. Tuy nhiên, hiện nay, có nhiều công trình bậc tam cấp không còn giữ nguyên số lượng bậc như tên gọi nữa, mà chúng được linh động điều chỉnh theo quy luật “thiên – địa – nhân”, bởi con người chính là một phần trong 3 yếu tố này. Do đó, số bậc cũng tăng thêm như 5, 7 hay 9 bậc.

2. Hướng dẫn cách tính bậc thềm nhà

Trong cách tính bậc tam cấp hiện nay, người ta không dùng từ “cấp” để chỉ số bậc, mà là chỉ loại cấp, ví dụ như nhị cấp, tam cấp, hay tứ cấp … Còn từ “bậc” ám chỉ việc lên xuống của mỗi nấc tam cấp hay nấc cầu thang.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, bạn có thể hình dung về cách phân chia bậc tam cấp theo các ví dụ sau.

- Ví dụ 1: khi bạn đặt sân ngang với bậc 1 của tam cấp (được gọi là tam cấp 1), có nghĩa là bạn phải đào sân lõm xuống để lấy chỗ đặt tam cấp. Và lúc này, bậc tam cấp chỉ còn là 2 cấp, do bậc 1 đã nằm dưới sân. Vì thế, bậc tam cấp này sẽ được gọi là nhị cấp.

- Ví dụ 2: Đặt nhà và bậc tam cấp 3 ngang nhau. Như vậy, lúc này tam cấp cũng chỉ còn 2 cấp và được gọi là nhị cấp (do bậc 3 đã là hiên nhà).

3. Kích thước bậc tam cấp

Chiều cao của bậc tam cấp thường được xây dựng từ 15 – 18cm. Ở một số công trình công cộng như bệnh viện thì chiều cao của bậc tam cấp thường thấp hơn khoảng 10 – 12cm. Có thể nói, việc thiết kế bậc tam cấp cũng sẽ phụ thuộc vào đặc trưng lĩnh vực xây dựng.

Chiều rộng của 1 bậc tam cấp thông thường sẽ có kích thước từ 20 – 30cm.

Chiều dài của bậc tam cấp sẽ phụ thuộc vào chiều dài của sảnh, phụ thuộc vào thực tế xây dựng và thiết kế của từng công trình.

Kích thước bậc tam cấp trước nhà cũng sẽ tương đương với chiều rộng sảnh chính bước vào nhà. Đối với những thiết kế tiền sảnh rộng rãi thì thông thường bậc tam cấp cũng cần có chiều dài đủ để ôm trọn lấy không gian của sảnh.

Trên đây là chia sẻ về cách tính bậc tam cấp và các kiến thức liên quan nhằm có thể thiết kế, thi công bậc tam cấp phù hợp nhất theo phong thủy. Từ đó, giúp cho không gian sống thêm sang trọng và đón được nhiều vượng khí vào nhà.

Viết bình luận của bạn: