Giải pháp thiết kế - thi công chống nóng nhà phố!

 28/08/2023  Đăng bởi: Mr.Thiện

Nhà phố thường có đặc điểm hẹp về chiều ngang, “hun hút” về chiều sâu và thường được xây san sát nhau nên rất dễ bị thiếu sáng, thiếu gió và đối lưu khí khó khăn. Điều này khiến nhà thường bị bí và nóng. Để giải quyết vấn đề này, Việt Home xin chia sẻ những phương pháp thiết kế và thi công chống nóng cho nhà phố mà chúng tôi đang áp dụng.

1. Xử lý mặt tiền để chắn nắng

Xoay mặt tiền thành một góc chếch 10-45 độ so với chính diện nếu nhà nằm ở hướng Tây. Tiếp theo, có thể chừa ra khoảng sân để làm hàng rào che chắn hoặc xây dựng tường 2 lớp để cách nhiệt, thiết kế các hệ lam chắn nắng, và lắp hệ rèm chống nóng ở vị trí cửa xingfa.

Khi xây dựng nhà phố nếu khu vực sẽ được phép xây ban công đưa ra ngoài thì đây là biện pháp chống nóng hiệu quả. Còn không, chúng ta có thể lùi phần tường khi xây dựng vào để có thể thiết kế ban công.
Nó có tác dụng trong việc che nắng cho tầng bên dưới, giúp nó không bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào. Ở khu vực ban công chúng ta có thể làm mái che hoặc trồng cây xanh, dây leo… để tăng khả năng che chắn cho ngôi nhà. Điều này sẽ giúp giảm nóng cho nhà phố một cách hiệu quả lại vừa đem đến mảng xanh cho ngôi nhà.

2. Chống nóng cho mái và tường

Muốn giảm nhiệt cho ngôi nhà chúng ta cần chú ý chống nóng cho cả mái và tường nhà. Khi xây nhà phải đảm bảo phần mái và trần cần có khoảng cách phù hợp. Nếu gia tăng được khoảng cách này càng nhiều càng tốt vì sẽ giúp nhà mát mẻ hơn.
Bên cạnh đó có thể lợp thêm mái, thi công tấm mathome chống nóng, hoặc phủ lớp cách nhiệt chống nóng. Thiết kết trần thạch cao để tạo lớp ngăn, giúp ngăn nhiệt tác động trực tiếp xuống mái nhà

Lợp mái tôn chống nóng

Sử dụng sơn chống nóng

Tường nhà là vị trí hấp thụ ánh sáng và nắng nóng rất nhiều, nó là một trong những tác nhân gây nóng và bí bách cho không gian trong nhà. Để giải quyết điều này chúng ta có thể lựa chọn những vật liệu thân thiện môi trường và tốt như gạch bê tông. Loại gạch này có khả năng cách nhiệt tốt, nhiều lỗ thoát khí nên không bị bí. Đồng thời, nên sử dụng loại sơn có khả năng chống nóng cũng giúp hạ nhiệt cho ngôi nhà rất tốt.

3. Trồng cây xanh quanh nhà

Một giải pháp chống nóng khác cho các công trình nhà ở hiện nay là trồng cây xanh quanh nhà. Những giàn dây leo, chậu cây xanh đặt quanh nhà sẽ tạo bóng râm và không khí mát mẻ. Nhờ đó ánh nắng sẽ không chiếu trực tiếp vào tường nên giảm bớt nhiệt.
Tuy nhiên, với đặc điểm nhà phố là sát nhau nên thường không có diện tích xung quanh để trồng cây. Trong trường hợp này chúng ta có thể đặt các chậu cây ở hiên trước, trồng giàn dây leo, treo một vài chậu hoa cũng sẽ phần nào mang đến không khí trong lành, mát mẻ hơn.

4. Bố trí giếng trời hợp lý

Đặc điểm nhà ống là dài và khá bí nên ánh sáng, gió thường không lưu thông tốt. Giải pháp thường được áp dụng nhất chính là thiết kế giếng trời khi xây nhà. Giếng trời thường được bố trí ở khu vực giữa nhà, cuối nhà để đem lại ánh sáng, gió mát cho toàn bộ công trình.
Việc xây giếng trời có thể chiếm mất một phần diện tích nhưng bù lại rất tốt trong việc chống nóng và lấy sáng cho ngôi nhà. Khi thiết kế giếng trời nên đảm bảo yếu tố che chắn để khi mưa không làm ướt các khu vực xung quanh nhà.

5. Bố trí nội thất trong nhà

Ngoài việc thiết kế giếng trời, trồng cây xanh, dùng sơn chống nóng… chúng ta còn phải biết cách sắp xếp nội thất bên trong nhà. Việc bố trí nội thất phù hợp, gọn gàng, thoáng đãng cũng là cách chống nóng hiệu quả cho nhà phố.
Ngoài ra, cần chú ý đến việc sử dụng màu sắc của nội – ngoại thất, sơn, sàn gạch… để tăng sự mát mẻ cho không gian. Những gam màu nhẹ nhàng, dễ chịu sẽ giúp ngôi nhà của bạn trở nên dễ chịu hơn rất nhiều.

6. Dán phim cách nhiệt cho nhà phố

Với thiết kế dạng nhà ống, khá bí và tối, vì thế nhiều gia đình đã ưu tiên sử dụng, thay thế những mặt tiền phía trước bằng kính, hoặc sử dụng kính chắn giếng trời.
Vừa đem đến nguồn sáng cho ngôi nhà, vừa che chắn giúp các dị vật, bụi bẩn không đi vào không gian bên trong.
Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc nhiệt lượng từ ánh nắng mặt trời đi vào trong nhà khá lớn. Nên nhiều người dùng đã lựa chọn dán phim chống nóng, cách nhiệt cho kính nhà.

Phim cách nhiệt đem đến hiệu quả khác biệt :

  • Cản 99% tia UV có trong ánh nắng mặt trời, giúp bảo vệ sức khỏe của người trong gia đình trước những tác hại của ánh nắng mặt trời và tuổi thọ của đồ nội thất, các thiết bị điện tử.
  • Cản 85-99% tia hồng ngoại (tia IR) giúp giảm từ 70-89% nhiệt lượng đi vào không gian bên trong. Đồng thời giảm từ 4-7 độ C so với bên ngoài và khi chưa dán phim cách nhiệt.
  • Bên cạnh khả năng chống nóng cách nhiệt cực kỳ hiệu quả, phim cách nhiệt còn có khả năng bảo vệ kính cực tốt. Đặc biệt là với kính chắn giếng trời, giữ lại các mảnh vụn dù là nhỏ nhất trước khi chủ nhà chưa kịp thay thế kính mới.

7.Bố trí mặt bằng hợp lý

Những căn nhà hướng Tây nhận nguồn sáng chính từ bên trên hoặc phía sau. Chính vì vậy, không gian thông tầng hoặc một giếng trời ở giữa nhà là giải pháp chống nóng thường được áp dụng. Thông tầng và giếng trời nên được lắp đặt lớp che nắng có thể điều khiển đóng mở dễ dàng khi mặt trời lên cao vào buổi trưa. Những không gian đằng sau mặt đứng chính không nên bố trí các chức năng chính như phòng ngủ, phòng khách. Thay vào đó, nơi này nên được tận dụng làm hành lang, cầu thang để có một lớp đệm cách nhiệt cho các không gian chính. Ngoài ra, không gian bố trí trong nhà nên tự do theo hướng mở, hạn chế phòng vách để ánh sáng được xuyên suốt ngôi nhà. Có thể xây nhà lệch tầng hoặc nhà có lửng để đảm bảo độ thông thoáng.

Một số trường hợp thiết kế nhà sử dụng tất cả diện tích đất để xây dựng, khiến cho ngôi nhà thêm nóng bức, đặc biệt là nhà hướng Tây. Bạn nên dành một phần diện tích cho những không gian xanh bên ngoài nhà ở. Đây cũng là cách rất hữu hiệu để đảm bảo nhiệt độ trong nhà cân bằng ở mức dễ chịu.

8. Thiết kế lớp mặt đứng cách nhiệt

Do mặt đứng chính của ngôi nhà là mặt bất lợi về mặt khí hậu, phải nhận lượng nhiệt lớn từ mặt trời nên các giải pháp mặt đứng cho nhà phố chắn nắng thường được thiết kế sao cho ánh nắng không trực tiếp chiếu vào nhà hoặc nhà không nhận hoàn toàn nguồn sáng.

Kiến trúc sư của công ty Kiến trúc Xây dựng Việt Home chia sẻ, hai phương án thường sử dụng để chống nóng là hệ lam nhôm hoặc lam bê tông cốt thép và gạch bông gió để chắn nắng cho ngôi nhà. Ưu điểm của hai phương pháp này dễ thi công và không tốn quá nhiều kinh phí của gia chủ.

 

Sử dụng vật liệu cách nhiệt

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vật liệu cách nhiệt, chống nóng hiệu quả như:

Sơn cách nhiệt chống nóng: trong loại sơn này có chứa các quả cầu thủy tinh rỗng nên sẽ ngăn ngừa việc truyền nhiệt.

Tấm xốp XPS: dùng để lót hay ốp tường, có công dụng cách âm, cách nhiệt tốt. Trên thị trường hiện nay, một tấm xốp XPS quy cách 1200 x 600 x 25mm có giá dao động từ 80.000-100.000 đồng/tấm.

Gạch ống 200mm xây tường hai lớp: bao gồm lớp tường trong và ngoài, mỗi lớp có độ dày chừng 100-110mm. Giữa hai lớp có một khoảng không tầm 100mm, giúp không khí lưu thông, làm chậm quá trình truyền nhiệt. Dù lớp tường bên ngoài bị nung nóng thì lớp tường trong sờ vào vẫn mát tay, giữ cho không gian bên trong nhà mát mẻ hơn. Ngoài ra, chủ đầu tư có thể thay thế gạch ống bằng gạch đinh để nâng cao khả năng cách nhiệt.

 

Lưu ý: Bạn không nên xây gộp hai lớp thành một mảng tường dày để cách nhiệt. Cách này chỉ làm ngôi nhà của bạn trở nên nóng hơn do nguyên tắc đơn giản: Cấu kiện nào càng đặc, càng chắc chắn thì dẫn nhiệt càng nhiều.

Nhựa uPVC: với ưu điểm nổi trội về cách âm, cách nhiệt, vật liệu này được sử dụng thay thế cửa sổ, cửa đi, vách ngăn bằng gỗ, nhôm tại các khu vực trực tiếp hứng sáng trong nhà, giảm thiểu bức xạ nhiệt từ bên ngoài.

Bông thủy tinh cách nhiệt: được làm từ sợi thủy tinh tổng hợp chế xuất từ đá, xỉ, đất sét, loại vật liệu này có tính năng cách nhiệt, cách âm, cách điện cao, không cháy, mềm mại và có tính đàn hồi tốt.

 

Viết bình luận của bạn: