Hướng dẫn cách sơn tường nhà cũ “THAY ÁO MỚI” cho ngôi nhà của bạn

12/11/2024
Việc tân trang ngôi nhà sau một thời gian dài sẽ giúp chúng trông mới mẻ và đẹp mắt hơn đúng không nào. Và một trong những cách đơn giản để ngôi nhà bạn được thay lớp áo mới chính là sơn tường nhà cũ. Nếu bạn đang băn khoăn về việc sơn tường nhà thế nào thì bài viết này sẽ hướng dẫn các bước sơn tường nhà cực đơn giản. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

1. Đối với tường nhà sơn

Với tường nhà cũ có lớp sơn cũ sẽ có các bước xử lý để lớp sơn cũ không làm ảnh hưởng đến lớp sơn mới. Các bước sơn tường nhà cũ với lớp sơn cũ chỉ với vài bước đơn giản.

Bước 1: Làm sạch bề mặt tường

Việc đầu tiên trước khi tiến hành thi công sơn tường cũ là vệ sinh bề mặt tường. Bạn có thể dùng giẻ/khăn để lau sạch bề mặt tường, đồng thời lấy hết mạng nhện cũng như bụi bẩn trên tường xuống.

Bước 2: Cạo lớp sơn tường cũ

Đối với các vết trên tường: Nếu bức tường cũng như các vết sơn có liên quan đến vữa, bạn cần phải cạo ra và trát lại. Nếu lớp sơn cũ không còn độ bám dính thì bạn chỉ cần xả bỏ hoàn toàn lớp sơn này.

Đối với xử lý màu sơn cũ: Không nên sơn đè trực tiếp mà hãy sơn một lớp màu trắng trước. Nếu màu sơn cũ và mới gần giống nhau thì bạn hoàn toàn có thể sơn trực tiếp lên bề mặt.

Dụng cụ để cạo lớp sơn tường cũ có thể là vật sắc dẹp (sử dụng bàn chải sắt hoặc cây sủi). Trong quá trình cạo, khi lớp sơn bong ra bạn hãy lấy bay, máy cạo hoặc chổi để gạt chúng đi, giúp cho bề mặt được sạch hơn.

Bước 3: Vệ sinh tường

Sau khi cạo xong lớp sơn tường nhà cũ, bạn hãy dùng giẻ/khăn để lau lại tường một lần nữa. Với bước này, bạn có thể thấy rõ các vết lõm trên tường và khắc phục được tình trạng đó.

Bước 4: Sơn lót

Sơn lót có công dụng giúp chống kiếm muối hóa, đảm bảo lớp phủ đều mà và bền đẹp. Sơn lót có cách pha chế đặc biệt, tùy thuộc vào loại sơn mà bạn có thể pha loãng với nước sạch (hoặc dung môi) nhưng không quá 15% theo thể tích, và trộn đều hỗn hợp trong 3 phút. Loại sơn này còn giúp tạo độ chắc chắn, làm tăng tuổi thọ của sơn. Vậy nên, nếu muốn “thay áo mới” cho ngôi nhà thì đừng bỏ qua bước sơn lót này nhé.

Bước 5: Sơn tường

Sau bước sơn lót chúng ta sẽ tiến hành sơn tường nhà cũ với màu sơn đã chọn trước đó. Đặc biệt lưu ý trong quá trình lăn sơn bạn cần thả lỏng tay và lăn đều để màu sơn lên đẹp và đều màu. Đối với tường đã được sơn trước đó, có nhiều trường hợp do gia chủ không thích màu sơn hiện tại nên muốn sơn lại trong khi bề mặt sơn còn đẹp. Bạn hoàn toàn có thể sơn đè lên lớp sơn hiện tại để tiết kiệm thời gian thi công sơn tường cũ.

2. Đối với tường quét vôi ve

Với tường quét vôi thì tiến trình thi công sơn tường cũ có được không? Có sự khác biệt nào giữa sơn tường cũ quét vôi với tường màu trước đó? Chúng tôi đã giải đáp rất rõ trong bài viết dưới đây, bạn có thể tham khảo nhé.

Bước 1: Làm sạch bề mặt

Làm sạch bề mặt tường giúp bạn dễ dàng quan sát hơn trong quá trình cạo vôi. Làm sạch bề mặt cũng là bước giúp bạn xác định các vết lõm, vết vàng ố, hay bong tróc của tường. Vì thế, đây là bước thi công sơn tường cũ rất quan trọng.

Bước 2: Cạo và mài nhẵn

Việc cạo lớp vôi ve cũ với mục đích tạo mặt nhám cho tường nhà giúp lớp sơn mới sau này bám dính tốt và lên màu chính xác hơn. Khi cạo bạn có thể sử dụng bay hoặc đá mài mài đi lớp vẽ trên tường là được.

Bước 3: Làm nhẵn tường lõm

Mục đích sử dụng bột trét (bả) chính là giúp cho bức tường cũ của bạn trở nên mịn nhẵn hơn. Đồng thời giúp cho lớp sơn mới lên đồng màu. Sau khi lớp bột trét đã khô hoàn toàn, bạn nên sử dụng giấy nhám để chà nhám cho bề mặt bằng phẳng hơn. Khi thực hiện đánh bóng, bạn nên chú ý lực tay, giữ lực vừa phải và đánh cho đến khi tưởng phẳng hoàn toàn.

Bước 4: Sơn lót

Lớp sơn lót có tác dụng chống thấm nước, ngăn kiềm, tăng độ bám dính và giúp màu sơn mới lên đúng màu và đẹp hơn. Khi tiến hành sơn tường nhà cũ, đây là công đoạn quan trọng không thể bỏ qua. Mặc dù việc không sử dụng lớp sơn lót thường không gây ra hậu quả ngay lập tức, tuy nhiên chúng sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tuổi thọ của bề mặt tường. Khiến cho lớp sơn phủ màu không đồng đều, bạn sẽ phải sử dụng nhiều sơn phủ hơn và làm chi phí sửa chữa tăng cao. Thông thường tường nhà cần sơn 1 lớp lót, tuy nhiên với sơn nhà mới không bả thì nên sơn 2 lớp sơn lót để đảm bảo độ phẳng mịn và màu sắc đồng đều của màng sơn sau khi hoàn thiện.

Bước 5: Sơn phủ tường

Sơn phủ là bước cuối cùng khi tiến hành thi công sơn tường cũ. Với lớp sơn này bạn nên 2 lớp, bởi nếu 1 nước sơn sẽ không đồng đều và không che được lớp sơn lớp, làm mất thẩm mỹ. Một điều lưu ý ở bước này là sau khi sơn phủ lớp đầu tiên, bạn nên đợi khoảng 2-3h để lớp đầu tiên khô hoàn toàn rồi mới thực hiện lớp thứ 2 nhé.

Hy vọng với những kiến thức mà chúng tôi vừa cung cấp có thể giúp bạn thực hiện thi công sơn tường nhà cũ thành công