Lễ cúng cô hồn là gì? Hướng dẫn cúng cô hồn rằm tháng bảy

 26/07/2022  Đăng bởi: Mr.Thiện

Lễ cúng cô hồn thường được người dân tổ chức vào mỗi tháng để cầu siêu cho những oan hồn. Thế nhưng vẫn còn nhiều người thắc mắc lễ vật mâm cúng cô hồn gồm những gì? Đồ cúng cô hồn có ăn được không? Hãy để Việt Home giải đáp thắc mắc của quý độc giả qua bài viết này nhé.

1. Lễ cúng cô hồn là gì?

Lễ cúng cô hồn được hiểu là một nghi lễ cúng cho các linh hồn chết oan, sống lang thang không nơi để nương tựa, những linh hồn chưa được siêu thoát vẫn còn đang vất vưởng trên thế gian. Đây được xem là một nghi thức có từ rất lâu đời và gắn liền với nên văn hóa thờ cúng của người Việt.

Theo tín ngưỡng của người Việt Nam nói riêng và người Đông Nam Á nói chung, con người có 2 phần là phần xác và phần hồn. Khi sống hồn và xác hòa hợp lại làm một, nhưng khi chết đi thì hồn sẽ rời xác. Phần xác sẽ bị phân hủy đi, còn phần hồn luôn tồn tại. Trong đó có người đã được đầu thai sang kiếp khác, có người lại bị đẩy xuống hoả ngục, thậm chí là phải làm quỷ đói và quấy nhiễu trên dương thế.

Cúng cô hồn có nguồn gốc bắt nguồn từ nước Trung Quốc. Theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc cho rằng từ mùng 2 của tháng 7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở ra Quỷ Môn Quan để cho các ma quỷ đói được trở lại trần gian. Đến ngày 15 tháng 7 thì đóng cửa nên những vong hồn ma quỷ phải trở lại địa ngục.

Lễ cúng cô hồn mang những ý nghĩa an ủi phần nào cho các linh hồn khốn khổ của những người chết oan, sống lang thang không nơi để nương tựa, không người để thờ phụng. Để họ được hưởng hương hoa, đồ thờ cúng khi còn ở trần gian. Bên cạnh đó nghi thức khi cúng cô hồn còn nhằm xua đi những vận hạn, đẩy những điều xui xẻo, mang về bình an về cho bản thân và gia đình gia chủ.

2. Thời điểm cúng lễ cô hồn

Lễ cúng cô hồn thường sẽ diễn ra nhiều lần trong năm vào những ngày mùng 2 và 16 âm lịch mỗi tháng và các ngày rằm tháng 7 hằng năm.

+ Thường cúng cô hồn hàng tháng là một ngày mùng 2 và 16. Đây là ngày mà những người kinh doanh thường cúng chứ không nên áp dụng cho đại số gia đình.

+ Ngày rằm tháng 7 là ngày cúng cô hồn lớn nhất trong năm và thường nhà nào cũng thực hiện lễ cúng này.

Có rất nhiều thời điểm khác nhau để chúng ta có thể lựa chọn ngày cúng cô hồn. Bạn có thể cúng vào bất kỳ thời điểm này trong ngày. Nhưng theo nhiều người, thời điểm thích hợp thường được những hộ gia đình lựa chọn nhất là buổi chiều tối. Bởi quan niệm của dân gian cho rằng ban ngày có nhiều ánh sáng quá mạnh khiến cô hồn rất yếu, khó có thể với tới các vật phẩm cúng của gia đình. Vì vậy mà lựa chọn vào buổi chiều tối để cúng cô hồn là thích hợp nhất vì ánh sáng đã dịu bớt.

3. Mâm lễ cúng cô hồ chuẩn bị những gì?

+ Giấy áo, giấy tiền vàng mã.

+ Tiền mặt (tiền thật các loại mệnh giá và thường những loại tiền có mệnh giá nhỏ).

+ Hoa tươi và trầu cau.

+ 1 đĩa hoa quả tươi ( 5 loại trái 5 màu).

+ 12 chén cháo trắng nấu loãng.

+ Ngô, khoai, sắn luộc.

+ Chè. Xôi.

+ Bỏng, kẹo.

+ 1 đĩa muối gạo.

+ 5 chiếc bát và 5 đôi đũa.

+ 3 ly nước.

+ 12 cục đường thẻ.

+ Mía ( để nguyên vỏ và cắt khúc tầm 10- 15 cm).

+ Heo quay.

+ Nhang và nến.

+ Rượu trắng.

4. Những lưu ý nên tránh khi cúng lễ cô hồn

+ Nên đặt mâm lễ cúng cô hồn ngoài trời hay ngoài hàng lang, không được đặt mâm ở cúng trong nhà.

+  Đặt mâm cúng cô hồn trước ngay cửa nhà hay nơi đang buôn bán.

+ Những vật phẩm cúng cô hồn người cúng và cùng với gia đình không nên dùng và không nên mang đến vào nhà.

+ Sau khi bạn cúng xong, nên đốt áo giấy vàng mã ngay tại chỗ và lấy đĩa muối gạo để rải ra xa 8 hướng.

+ Nên lễ cúng cô hồn sau 12 giờ trưa, bởi vì theo quan niệm của ông bà xưa thì khi mặt trời mọc đến 12 giờ trưa là giờ dương khí, còn sau giờ trưa đến tối là giờ của âm khí.

+ Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3 – 5 – 7 cây nhang.

+ Không nên để cho trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi bắt đầu cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc và quấy rối.

+ Không nên đọc bài vấn khấn cúng cô hồn khi chưa bắt đầu lễ cúng vì đây là một điều không tốt. Bạn nên xem những điều kiêng kỵ trong rằm tháng 7 âm lịch để tránh các điều không hay đến với mình.

+ Khi bạn mua lễ vật, tiền vàng phải từ 15 lễ trở lên, quần áo của chúng sinh phải từ 20 đến 50 bộ đối với lễ cúng cô hồn rằm tháng 7.

+ Không nên ăn vụng đồ cúng, giữ cho các động vật như chó hay mèo tránh xa những mâm đồ cúng trong thời gian làm lễ.

Hy vọng các thông tin trên của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ cúng cô hồn để từ đó thực hiện được nghi lễ cúng đầy đủ và nhanh chóng.

Viết bình luận của bạn: