4 Lưu ý quan trọng khi động thổ gia chủ cần biết

07/02/2025
Tổ chức lễ động thổ là nghi thức bắt buộc khi xây nhà mới; hoặc sửa chữa nhà có động đến đến nền nhà. Đây là nghi lễ mang nhiều yếu tố tâm linh, phong thủy cần hết sức lưu ý và xem xét kỹ càng trong quá trình chuẩn bị. Các yếu tố động thổ sai có thể dẫn đến nguy hiểm cho đội thi công và chính gia chủ.

1. Điều kiện động thổ

Thời điểm tổ chức lễ động thổ nên diễn ra vào ngày giờ đẹp, hợp với tuổi của gia chủ. Đây là điều kiện đơn giản; mà hầu hết người Việt nào trước khi làm việc đại sự đều thực hiện.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp gia chủ không hợp tuổi. Nhưng rất thích mảnh đất đó và cần thi công xây dựng nhanh chóng; thì người ta thường “mượn tuổi” của người khác làm đại diện. Tuy nhiên không phải mượn ai cũng được.

Để xem đúng tuổi, thì cần chọn đúng người. Trước tiên, gia chủ cần là người lớn tuổi nhất trong nhà, nếu phạm phải các yếu tố có thể động thổ thì gia chủ phải nhờ người nam có cùng huyết thống và là bề trên của mình để thực hiện. 

Sau khi xem ngày, xem người thì lựa chọn giờ hoàng đạo để thực hiện nghi lễ.

 

2. Xác định ngày giờ tốt để tổ chức lễ cúng động thổ

Lễ cúng động thổ là một nghi thức quan trọng nên trước hết phải chọn một ngày và giờ tốt không xung khắc với tuổi của chủ nhà để tổ chức lễ cúng động thổ.

 Những người tham gia cúng động thổ phải ăn mặc gọn gàng chỉnh tế, thắp hương 4 hướng để báo cáo đất trời.

Nếu mượn người hợp tuổi để làm nhà thì khi cúng động thổ, chủ đất phải tránh khỏi nơi làm nhà từ 50m trở lên sau khi hoàn thành việc động thổ mới trở về

 

3. Sắm lễ vật và bài cúng

Trước đây, lễ động thổ được tổ chức đơn giản với phần lễ cúng động thổ có hương nến, vàng mã, muối gạo và mâm cơm cúng tùy theo khả năng của gia đình.

Cho đến nay, với quan niệm duy tâm, gia chủ thường chuẩn bị mâm cao cỗ đầy, đầy đủ các đồ cùng với hy vọng sự chuẩn bị kỹ lưỡng của mình sẽ mang lại tối đa sự may mắn, thuận lợi cho quá trình làm nhà. Nhưng cầu kỳ đến đâu thì phần quan trọng nhất là nghi thức chung của các lễ động thổ cần đầy đủ các vật phẩm cơ bản nói trên.

Nhiều trường hợp, gia chủ chuẩn bị quá nhiều thứ, hoành tráng nhưng lại quên muối, gạo, nước hay cuốc đất, viên gạch; gia chủ quên bài cúng thì lễ động thổ sẽ không thể tiến hành được.

4. Về nghi thức cho lễ cúng động thổ

Sau khi chọn được ngày tốt làm nhà. Chọn một vị trí cao ráo đẹp ngay khu đất, bày đồ lể lên bàn.

Thắp 2 đèn cày đã chuẩn bị hai bên thắp lên 7 nén hương(với nam) 9 nén hương(với nữ), sau đó gia chủ vái 4 phương (mỗi phương 4 vái) xong quay vào mâm đọc văn khấn. Khi hương cháy được 2/3 thì rắc muối gạo 4 phía và hóa tiền vàng.

Lúc này bạn bắt đầu đào cuốc mấy nhát trên mảnh đất bạn muốn làm nhà. Rượu cúng được phun vào than của vàng mã và rót mới mọi người, các lễ vật xôi, gà, hoa quả đem mời mọi người tham gia xây dựng công trình ăn để kết thúc buổi lễ.