Nguyên nhân và giải pháp chống thấm nhà vệ sinh bạn cần biết

 21/03/2023  Đăng bởi: Mr.Thiện

Nhà vệ sinh là môi trường ẩm thấp và dễ bị hư hại nhất nếu như bạn không có biện pháp thi công tăng tuổi thọ công trình. Một trong những giải pháp được nhiều người sử dụng nhất hiện nay chính là chống thấm nhà vệ sinh. Biện pháp thi công chống thấm được can thiệp bởi các vật liệu có khả năng kháng nước cao và lâu dài.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc nhà vệ sinh gia đình bạn bị thấm nước, giải pháp nào hiệu quả? Theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Vì sao phải chống thấm cho nhà vệ sinh của bạn?

Phòng tắm, phòng vệ sinh phải được chống thấm vì là phòng được sử dụng nhiều nhất trong nhà. Dưới đây là bốn lý do tại sao bạn nên chọn chống thấm phòng tắm:

- Ngăn chặn sự thấm dột: Chống thấm phòng tắm tạo ra một lớp đệm kín nước ngăn nước rò rỉ qua bất kỳ vết nứt / lỗ nào trên sàn và vách ngăn, tiết kiệm tiền sửa chữa trong tương lai.

- Ngăn ngừa nấm mốc: Lớp chống thấm ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và dưới gạch, có thể xâm nhập vào gỗ, vữa và gạch.

- Làm tăng giá trị tài sản của bạn: Phòng vệ sinh hoàn toàn không thấm nước làm tăng giá trị tài sản của bạn trong việc sử dụng, và giá trị thẩm mỹ ngôi nhà.

- Cải thiện khả năng cách nhiệt: Chống thấm phòng tắm giúp giữ nhiệt trong nhà, giảm chi phí chống nóng vào mùa hè.

- Bảo vệ sức khỏe gia đình: Nhà vệ sinh bị thấm gây ảnh hưởng để chất lượng công trình, cuộc sống và sức khỏe của con người về lâu về dài.

2. Dấu hiệu cho thấy nhà vệ sinh bị thấm dột

Nhà vệ sinh bị thấm không chỉ ảnh tuổi thọ, tính thẩm mỹ của công trình bên cạnh đó còn là sức khỏe của các thành viên trong gia đình sau thời gian dài sử dụng. Việc nhận biết kịp thời các dấu hiệu cho thấy nhà vệ sinh bị thấm dột giúp các bạn xử lý nhà vệ sinh bị thấm kịp thời, tránh tình trạng thấm dột thêm trầm trọng.

Vậy những dấu hiệu gì cho thấy nhà vệ sinh đang thấm dột:

- Tường nhà, trần nhà có dấu hiệu bị nấm mốc, loang lổ, rỉ nước ra bên ngoài do thấm dột lâu ngày không được xử lý.

- Gạch nhà vệ sinh bị xuống cấp, đứt gảy, vỡ, ron gạch hở khiến nước dễ dàng đi qua.

- Xuất hiện mùi hôi khó chịu mặc dù không thấy các dấu hiệu nấm mốc hoặc do gạch nhà vệ sinh xuống cấp. Trường hợp này có thể do bồn toilet thi công bị hở, sau một thời gian tình trạng thấm dột nhà vệ sinh sẽ xuất hiện.

 

- Tại vị trí một số thiệt bị trong nhà vệ sinh bị rò rỉ như vòi nước, vòi hoa sen, bồn cầu, bồn tắm,..

3. Nguyên nhân khiến cho nhà vệ sinh bị thấm nước

- Sàn nhà vệ sinh luôn trong trạng thái bị đọng nước, thẩm thấu qua mạch lát nền và dưới sàn bê tông. Lâu ngày, nước tích tụ khiến sàn bị thấm nước nghiêm trọng;

- Hệ thống ống dẫn nước bị rò rỉ, hỏng khiến nước thấm vào nhà vệ sinh;

- Tường, sân thượng hoặc trần nhà bị thấm nhưng không sửa chữa kịp thời khiến nhà vệ sinh chịu tác động thấm nước;

- Thi công nhà vệ sinh không đúng kỹ thuật, kỹ thuật sai ở quy trình lắp bồn cầu và thiết bị vệ sinh khiến cho nước xả tràn ra sàn nhà;

- Kết cấu bê tông không đảm bảo, bị lún do đan thép thưa không đạt tiêu chuẩn;

- Cách mạch gạch nền nhà vệ sinh bị hở, bong khiến nước thấm xuống.

4. Phương pháp chống thấm cho sàn tường nhà vệ sinh

- Chống thấm cho nhà vệ sinh bằng Sika

- Chống thấm nhà vệ sinh với Sikatop Seal 107

- Chống thấm nhà vệ sinh bằng Kova

- Chống thấm dột nhà vệ sinh bằng màng khò nóng

- Chống thấm nhà vệ sinh bằng Maxbond 1211

- Chống thấm phòng vệ sinh bằng keo kháng nước Intoc

- Thi công với lưới chống thấm nhà vệ sinh

- Chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường

- Chống thấm nhà vệ sinh bằng Composite

Viết bình luận của bạn: