Những điều bạn cần biết về chống thấm trong xây dựng

 05/10/2021  Đăng bởi: Mr.Thiện

Ở các vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chống thấm dột cho các công trình xây dựng luôn là bài toán khó cho tất cả những đơn vị chuyên chống thấm dột chuyên nghiệp. Và tại Việt Nam cũng vậy, mọi công trình cần được chống thấm hiệu quả nếu không muốn để nước xâm hại gây nhiều thiệt hại về lâu dài. Kỹ thuật chống thấm dột hiện đại có thể đáp ứng được những yêu cầu trên thực tế với hiệu quả cao, chống thấm trong thời gian dài nhưng khách hàng cũng cần lưu ý tìm kiếm những đơn vị chống thấm chuyên nghiệp, có uy tín, trách nhiệm cao để được đảm bảo tốt nhất cho công trình của mình.

1. Khái niệm về chống thấm

Hiện tượng thấm sẽ có thể xảy ra khi bề mặt vật liệu xây dựng tiếp xúc với nước, hơi ẩm và chúng sẽ xâm nhập vào trong các vật liệu bề mặt.

Chống thấm là quá trình làm cho một vật thể hoặc cấu trúc không thấm nước hoặc chống nước để nó tiếp tục không bị ảnh hưởng bởi nước hoặc chống lại sự xâm nhập của nước trong các điều kiện quy định. Các vật thể hay cấu trúc này thường được sử dụng trong môi trường ẩm ướt, hay dưới thời tiết mưa bão, hoặc ngập sâu dưới nước ở những độ sâu nhất định.

Chống thấm là sử dụng một hay nhiều phương pháp để ngăn chặn nước hay chất lỏng làm cho chúng không thể thấm qua một bề mặt vật chất trong giới hạn cho phép.

2. Yêu cầu của vật liệu chống thấm

Vật liệu chống thấm phải đáp ứng được các yêu cầu như sau:

+ Đáp ứng được các yêu cầu chống thấm của công trình.

+ Chịu được áp lực nước, bề mặt chống thấm có tính liên tục và được liên kết chặt chẽ.

+ Chịu được nhiệt độ cao.

+ Vật liệu chống thấm cần có tính trơ với môi trường kiềm, axit.

+ Có khả năng co dãn theo điều kiện công trình.

3. Phân loại vật liệu chống thấm trong xây dựng

Vật liệu chống thấm dùng trong xây dựng rất đa dạng được phân loại theo các cách như sau:

+ Theo nguồn gốc nguyên liệu, vật liệu chống thấm

+ Theo trạng thái sản phẩm, vật liệu chống thấm

+ Theo nguyên lý chống thấm, vật liệu chống thấm

+ Chống thấm gốc xi măng

+ Chống thấm gốc Bitum

+ Chống thấm gốc Silicate

+ Chống thấm gốc PU

+ Chống thấm gốc Epoxy

 

4. Một số vị trí cần chống thấm phổ biến trong công trình

Là những khu vực có mức độ xâm nhập của nước, hơi nước và độ ẩm cao sẽ là những vị trí cần được chống thấm trong công trình, cụ thể như sau:

+ Vị trí tường tầng hầm, sàn tiếp xúc với đất của tầng hầm, hố pít thang máy

+ Vị trí nhà vệ sinh

+ Vị trí có đường ống dẫn nước

+ Vị trí trần nhà, mái nhà

+ Vị trí tường nhà ngoài trời

+ Vị trí tường tiếp giáp

5. Các phương pháp chống thấm thông dụng trong xây dựng

5.1.  Dán màng chống thấm

Ưu điểm của phương pháp này là khá đơn giản so với các phương pháp khác, chúng ta chỉ cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần chống thấm, sau đó dán trực tiếp màng dán lên bề mặt.

Vị trí chống thấm: khu vực sàn nhà, mái nhà; khu vực hầm…

5.2. Quét dung dịch

Chúng ta quét dung dịch chống thấm lên bề mặt cần chống thấm, vì dung dịch ở dạng lỏng nên sẽ dễ dàng thẩm thấu vào bên trong với độ bám dính tốt,có tác dụng ngăn sự lan rộng của vết nứt.

5.3. Bơm keo

Keo chống thấm gồm hợp chất epoxy 2 thành phần, độ nhớt cao, có khả năng chịu được mọi yếu tố thời tiết khắc nghiệt. Để bơm keo chống thấm chúng ta cần có máy khoan tạo lỗ và thiết bị bơm keo chuyên dụng khoan áp lực cao vào bê tông.

5.4. Dùng vữa chống thấm

Trộn vữa chống thấm với các loại vật liệu xây dựng khác như keo dán gạch sẽ tạo ra hiệu quả chống thấm rất cao, giảm độ co ngót của vữa xi măng và tăng độ bám dính.

5.5. Phụ gia đổ bê tông

Nguyên lý hoạt động: lấp đầy độ rỗng của bê tông, lấp kín các lỗ mao dẫn và tạo ra các lớp chống nước trên bề mặt các lỗ mao mạch đó. Từ đó có tác dụng ngăn cản không cho nước thấm qua bê tông khi bê tông đạt mác thiết kế.

Để chống thấm một cách hiệu quả chúng ta cần phải khảo sát vị trí chống thấm kỹ lưỡng từ đó đưa ra được các biện pháp chống thấm phù hợp

Viết bình luận của bạn: