Phân loại các loại tường trong xây dựng

 23/03/2021  Đăng bởi: Mr.Thiện

Trong bài viết trước, Việt Home đưa ra các yêu cầu kỹ thuật khi xây tưởng để đảm bảo việc xây dựng được đảm bảo. Hôm nay, chúng tôi sẽ phân loại các loại tường để bạn có thể hiểu rõ đặc tính cũng như vai trò từng loại.

1. Phân loại tường trong xây dựng theo vị trí

Có thể phân loại tường theo các vị trí của nó trong công trình, cụ thể như sau:

- Tường ngoài: là tường chu vi xung quanh nhà, có tác dụng bao che ngôi nhà, ngăn cách, hạn chế ảnh hưởng bất lợi của môi trường bên ngoài (thời tiết, ồn, bụi…) đến môi trường bên trong.

- Tường bên trong: là tường phân chia tạo các không gian bên trong công trình.

2. Phân loại tường trong xây dựng theo tính chịu lực

- Tường không chịu lực: là tường không gánh đỡ bất kì một trọng tải nào khác ngoài tải trọng bản thân của nó. Nó chỉ có vai trò ngăn chia không gian chức năng hoặc thẩm mĩ.

- Tường chịu lực: tường chịu lực với chức năng mang tải trọng bản thân và truyền tải trọng của các cấu kiện bên trên và hoạt tải của công trình. Tải trọng được truyền qua hệ thống dầm sàn xuống tường và truyền xuống nền móng công trình. Ngoài ra, tường chịu lực còn tăng độ cứng tổng thể không gian công trình. Phân loại tường trong xây dựng theo tính chịu lực khá đơn giản. Tường chịu lực này sử dụng trong các công trình thấp tầng, nhà ở…Vật liệu chủ yếu hiện nay ở Việt Nam để xây dựng tường chịu lực là gạch nung, đất (tường trình, hoặc đất đá óng) đá, bê tông, các viên xây…

3. Phân loại tường trong xây dựng theo vật liệu xây dựng

Hiện nay có rất nhiều loại vật liệu cấu tạo nên tường tuy nhiên có những loại được sử dụng nhiều hơn cả. Tường đất, tường gỗ, tường gạch, tường đá, tường bê tông cốt thép và nhiều loại tường bằng các vật liệu khác.

Khi phân loại tường trong xây dựng theo vật liệu thấy rằng ở nước ta hiện nay phổ biến nhất là tường gạch, tường bê tông. Tường gạch có nhiều nhược điểm như gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, thi công chậm, khả năng chịu lực không cao, tải trọng bản thân quá lớn.

4. Phân loại tường trong xây dựng theo phương pháp thi công

Theo phương pháp thi công, có 2 loại tường chủ yếu là tường toàn khối và tường lắp ghép.

- Tường toàn khối: Là tường xây hoặc đúc tại chỗ. Tường gạch thường dùng phương pháp thủ công xây từng viên một (gạch có nhiều loại là tường: gạch nung hoặc gạch không nung, gạch đặc hay gạch rỗng…trọng lượng ≤ 3kg/viên). Phân loại tường trong xây dựng có tường đúc tại chỗ bằng BTCT thường dùng cho các nhà cao tầng thi công theo biện pháp cốp pha tĩnh hay trượt.

- Tường lắp ghép: là những tấm tường nhỏ dài hoặc tấm lớn (block) đã đúc sẵn được ghép lại với nhau. Có loại lắp ghép tấm lớn và lắp ghép tấm nhỏ.

Hiện nay có rất nhiều loại vật liệu và công nghệ hỗ trợ cho thiết kế và thi công các loại tường và vách ngăn tấm nhỏ, nhẹ và thi công rất hiệu quả (ví dụ như tấm vật liệu 3D).

5. Phân loại tường trong xây dựng theo tính năng của tường

- Tường trang trí: Tường trang trí được sử dụng trong các công trình nội ngoại thất, tường rào, các tường ngăn cách có tính ước lệ trong và ngoài nhà. Vật liệu có thể rất đa dạng như gạch, các loại vật liệu địa phương như đá, đất đá ong…hoặc các loại vật liệu hiện đại như nhôm, nhựa, composit, gỗ công nghiệp, kim loại khác…

-  Tường cách âm, trang âm: Khi phân loại tường trong xây dựng người ta dùng tường cách âm được dùng trong các công trình đòi hỏi chất lượng âm thanh cao như hòa nhạc, biểu diễn, phòng thu âm, hội trường đa năng, rạp chiếu phim, quán karaoke… Tường cách âm hoặc tường tiêu âm có cấu tạo từ các vật liệu có khả năng cách ly và hập thụ âm thanh ví dụ như xốp cách âm, trát vừa dày, gạch có bề mặt ghồ ghề. Bên cạnh đó, phòng kính 2 lớp có khả năng cách âm cao thường được sử dụng trong các phòng thu tiếng và lồng tiếng chop him, thu âm. Tường tiêu âm được sử dụng từ ác vật liệu như xốp, nỉ len, gỗ hay các loại tường có bề mặt nhám để chống sự phản xạ âm thanh.

- Tường dạng vách ngăn nhẹ: Loại tường này chỉ có chức năng ngăn cách các không gian với nhau hoặc phân chia các khu vực thành các không gian nhỏ hơn. Đặc điểm cơ bản của loại này là nhẹ, lắp ráp và thay đổi dễ dàng, nhanh. Một loại được sử dụng phổ biến hiện nay là tấm tường thạch cao có độ dày từ 1 – 1,5cm liên kết với hệ thống khung xương nhôm định hình. Ngoài ra còn sử dụng một số loại vật liệu khác như các loại gỗ công nghiệp, hoặc một số vật liệu tổng hợp hiện đại khác.

- Tường chống cháy: với loại tường được xây dựng trong các công trình công nghiệp hoặc các khu lò bếp của công trình dân dụng. Vật tư chủ yếu được xây dựng bằng các loại gạch chịu lửa với nhiệt độ lên đến hơn 1500ºC. Các loại gạch chịu lửa có thành phần kim loại hỗn hợp.

- Tường chịu xâm thực của thời tiết, ăn mòn của hóa chất: Các loại tường cấu tạo từ các vật liệu chuyên dụng có khả năng chống từng loại hóa chất cụ thể. Ví dụ tường công trình trên biển phải có khả năng chống lại sự ăn mòn của muối.

 

Viết bình luận của bạn: