Tất tần tật về móng đơn gia chủ nên biết

19/11/2024
Móng đơn hiện là phương pháp thi công công trình xây dựng được áp dụng phổ biến hiện nay. Muốn nhà vững chãi, chịu được mọi tải trọng thì móng là yếu tố đóng vai trò quan trọng. Nếu bạn đang tìm hiểu về những loại móng nhà cho các công trình nhà ở riêng lẻ thì móng cốc (móng đơn) chính là sự lựa chọn hợp lý.

1. Móng đơn là gì?

Móng đơn (móng cốc) là loại móng đỡ một cột hoặc một chùm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực và được ứng dụng để giá cố hoặc xây dựng trong các công trình xây dựng có trọng tải nhẹ giúp tối ưu chi phí xây dựng. Loại móng này thường dùng cho xây dựng nhà dân sinh, nhà cấp 4, nhà 2 đến 4 tầng… trên nền đất có độ cứng tương đối và đất nền phải ổn định.

Về hình dáng, kích thước móng cốc có các loại hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông. Tùy vào quy mô, đặc điểm công trình mà lựa chọn loại móng đơn phù hợp.

2. Cấu tạo móng đơn

Về cấu tạo, móng đơn khá đơn giản, bao gồm 4 bộ phận cơ bản như sau:

- Bản móng: thường có đáy hình chữ nhật, bị vát có độ dốc vừa phải, được tính toán để có kích thước hợp lý. Khi thiết kế bản mỏng các kiến trúc sư sẽ cân đối sao cho phù hợp nhất với tổng thể công trình.

- Giằng móng (đà kiểng): có tác dụng đỡ tường ngăn bên trên và làm giảm độ lún lệch giữa các móng trong công trình. Giằng móng kết hợp với phần dầm móng để làm giảm độ lệch tâm móng thì cần phải tính toán nó như một dầm trong kết cấu khung.

- Cổ móng: Kích thước cổ móng có thể bằng với cột tằng trệt nhưng thường được mở rộng thêm mỗi phía 2.5cm để tăng lớp bê tông bảo vệ cốt thép trong cổ móng.

- Lớp bê tông lót: Lớp này dày khoảng 100, bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vỡ, vữa xi măng mác 50÷100 có tác dụng làm sạch và làm phẳng hố móng, chống mất nước xi măng và làm ván khuôn bê tông để đổ bê tông móng.

3. Các loại móng đơn

3.1. Phân loại theo độ cứng móng

- Móng cốc mềm: đây là loại móng cốc có khả năng biến dạng cùng cấp với đất nền, khả năng biến dạng lớn và chịu uốn nhiều.

- Móng cốc cứng: đây là loại móng có độ cứng rất lớn và có khả năng biến dạng rất bé, gần như bằng 0. Móng đơn cứng thường được làm từ gạch, đá hoặc bê tông.

- Móng cốc cứng vừa, móng đơn hữu hạn: đây là loại móng bê tông cốt thép có tỷ lệ cạnh dài/ngắn ≤ 8. Độ cứng tương đối, cứng hơn móng mềm và nhỏ hơn móng cứng.

3.2. Phân loại theo tải trọng

Dựa vào đặc điểm tải trọng, móng cốc được chia làm 5 loại phổ biến như:

- Móng chịu tải trọng đúng tâm

- Móng chịu trọng tải lệch tâm

- Móng các công trình cao (tháp nước, ống khói, bể chứa…)

- Móng thường chịu được lực ngang lớn (tường chắn, đập tường…)

- Đa phần móng chịu tải trọng thẳng đứng và có moment nhỏ.

 

3.3. Phân loại móng theo phương thức chế tạo

- Theo phương thức chế tạo, móng cốc được chia làm 2 loại:

- Móng toàn khối: là loại móng được làm bằng các loại vật liệu khác nhau được chế tạo ngay tại vị trí xây dựng (đổ móng luôn tại chỗ).

- Móng lắp ghép: Móng lắp ghép do nhiều khối lắp ghép chế tạo sẵn rồi ghép lại với nhau khi thi công móng công trình.

 

3.4. Phân loại theo chất liệu

- Móng đơn thép:  Là loại móng được tạo nên từ thép, cốt thép móng cốc có thể gia công tại hiện trường hoặc trong các nhà máy. Khi thi công cần phải làm sạch tất cả các bề mặt công trường, lắp ráp theo đúng bản vẽ thiết kế. Các cây thép đảm bảo không dính bùn đất, dầu mỡ hay gỉ sét.

- Móng cốc cừ tràm: Cần xử lý một nền móng cứng cáp trước khi thi công. Dùng cừ tràm để gia cố là biện pháp được ứng dụng nhiều trong xây dựng bởi độ tiện lợi cũng như giá thành rẻ. Móng cốc là đơn vị chịu tải lực trung gian, truyền trọng lực từ công trình xuống lớp đất nền và lớp đất nền được gia cố bằng các cọc tràm. Các công trình sử dụng móng cừ tràm chất lượng và được đánh giá cao.

 

4. Quá trình thi công

Bước 1: Đóng cọc vào hố móng

Vị trí đóng cọc và kích thước, khoảng cách giữa các cọc đều phải có bản vẽ thiết kế trước để đảm bảo tính chính xác nhất.

Với những công trình xây dựng trên nền đất yếu thì có thể gia cố nền bằng cách đóng cọc tre hoặc cọc cừ tràm. Số lượng cọc cừ tràm >1m2, đường kính gốc là 6-9cm, chiều dài 3.5-4.5m.

Dùng xe cuốc đất để đóng cọc sâu vào nền đất. Tiến hành đào hố móng: cần đo lường độ nông sâu và diện tích đủ rộng để khi đổ bê tông vào vẫn đảm bảo được kích thước tiêu chuẩn.

Giữ hố móng thật khô ráo trong quá trình thi công, nếu có nước cần phải hút nước ra.

Sau khi đào hố xong nên sử dụng các loại đất cứng hoặc đá 1×2, 3×4 để gia cố thêm và kết hợp với máy đầm để tăng độ cứng cho nền đất.

 

Bước 2: Đổ bê tông lót

Làm phẳng mặt hố móng rồi để 1 lớp bê tông để lót móng với độ dày khoảng 100mm với mục đích là hạn chế mất nước cho lớp vữa cũng như lớp bê tông ở trên. Đồng thời đây là cách cố định cũng như làm phẳng phần đáy móng.

 

Bước 3: Chuẩn bị cốt thép

Bạn nên sử dụng loại thép chính hãng, đảm bảo chất lượng cũng như độ cứng tốt. Sau đó cắt và uốn chúng bằng những phương pháp cơ học. Nhớ dùng túi nilon để bảo vệ các đầu chờ.

Bước 4: Đổ bê tông cho móng

Tiến hành trộn các loại cát, xi măng và nước theo đúng tỷ lệ tiêu chuẩn và nguyên tắc đổ ở vị trí xa trước, gần sau nhằm tạo sự liên kết vững chãi cho công trình. Đảm bảo bề mặt khô ráo trước khi đổ bê tông, nên xem trước dự báo thời tiết và chọn đổ vào ngày nắng ráo.