Thủ tục làm lễ cất nóc nhà chi tiết nhất năm 2022

 07/06/2022  Đăng bởi: Mr.Thiện

Theo quan niệm của người Việt thì khi xây dựng một ngôi nhà sẽ có 3 nghi lễ quan trọng là lễ động thổ, lễ cất nóc nhà và lễ nhập trạch. Vậy lễ cất nóc có ý nghĩa gì? Cách tiến hành ra sao và cần lưu ý những gì? Mời bạn đọc tham khảo ngay những kiến thức hữu ích dưới đây nhé.

1. Lễ cất nóc là gì? Ý nghĩa lễ cúng cất nóc nhà

Lễ cất nóc còn được gọi là lễ Thượng Lương và là nghi thức quan trọng trong quá trình xây nhà. Nghi lễ này sẽ được thực hiện khi ngôi nhà, công trình kiến trúc bước sang giai đoạn đổ mái. Thông qua lễ cúng cất nóc, gia chủ muốn báo cáo với thần linh về công việc xây dựng. Đồng thời cầu mong sự may mắn, thuận lợi sẽ đến với công trình và gia chủ. Do đó, nghi lễ này mang ý nghĩa tinh thần rất lớn, giúp mọi người có thể an tâm hơn.

Bên cạnh đó, đối với những công trình kiến trúc có quy mô lớn, chủ đầu tư lại càng coi trọng nghi lễ này. Không chỉ mang ý nghĩa giúp công trình được tiến hành thuận lợi, lễ cất nóc nhà còn thể hiện sự chu đáo của chủ đầu tư và nhà thầu thi công. Đây cũng là cách để quảng bá thương hiệu, tạo sự tin tưởng cho khách hàng.

2. Thủ tục làm lễ cất nóc nhà

2.1 Chọn ngày giờ tốt

Chọn ngày lành tháng tốt luôn là việc quan trọng với hầu hết các lễ cúng và lễ cất nóc cũng vậy. Bạn nên chọn ngày giờ tốt để mọi việc được thuận lợi. Lưu ý là bạn không nên chọn ngày tam nương, sát chủ, dương công kỵ, nguyệt kỵ và thụ tử. Vì đây là những ngày rất xấu, không phù hợp để thực hiện các lễ nghi quan trọng như nhập trạch, động thổ, cất nóc nhà,…

2.2 Chuẩn bị mâm lễ

Tùy theo điều kiện của gia chủ và phong tục của vùng miền mà gia chủ sẽ sắp lễ cho phù hợp. Có thể kể đến những lễ vật cúng như sau:

– 01 con heo quay hoặc 01 con gà luộc

– 01 đĩa xôi hoặc bánh chưng

– 01 đĩa muối

– 01 đĩa gạo

– 01 chén nước

– 05 chén rượu

– 05 chén trà

– 01 bao thuốc lá

– 05 chiếc oản

– 01 đĩa trầu cau

– 01 đĩa trái cây (3 hoặc 5 quả)

– 09 bông hoa

– Tiền vàng

– Quần áo quan thần

– Một số món mặn tùy ý như đồ xào, canh,…

2.3 Các bước tiến hành

– Đến ngày và giờ cúng tốt nhất, gia chủ sẽ bày biện lễ vật và đặt mâm cúng theo hướng phù hợp.

– Gia chủ sẽ thắp hương và đọc bài văn khấn. Đợi đến khi hương tàn thì sẽ mang vàng mã đi đốt. Sau đó gia chủ sẽ rải muối và gạo để tiến hành bố thí cho vong linh.

3. Một số lưu ý khi thực hiện lễ cất nóc

– Như đã nói ở trên, trước khi thực hiện nghi lễ cúng cất nóc, gia chủ cần chọn giờ đẹp, ngày lành và tháng tốt.

– Chuẩn bị đầy đủ lễ vật, tiến hành các bước theo trình tự.

– Không khí diễn ra buổi lễ phải trang trọng, nghiêm túc, thể hiện được sự thành tâm của gia chủ.

– Trong trường hợp lựa chọn đơn vị tổ chức lễ thì hãy chọn những nơi uy tín, làm việc chuyên nghiệp.

Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về lễ cất nóc và có thể áp dụng vào thực tế để mang đến may mắn cho gia đình.

Viết bình luận của bạn: