Thủ tục pháp lý khi xây nhà chủ đầu tư nên biết

 28/05/2021  Đăng bởi: Mr.Thiện

Khi xây nhà sẽ có rất nhiều vấn đề liên quan đến pháp luật mà chủ nhà nên biết và xử lý. Với mục tiêu chia sẻ những thông tin bổ ích, Việt Home chia sẻ  thông tin cho chủ đầu tư dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu rõ hơn quy trình xây nhà để quá trình xây dựng được thuật tiện.

1. Thủ tục pháp lý liên quan đến quá trình xây dựng

1.1. Chuẩn bị xây dựng

- Bạn nên xem xét các yếu tố pháp lý liên quan đến ngôi nhà: Quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Quy hoạch về lộ giới, chiều cao, số tầng, khoảng lùi… trước khi thiết kế.

- Vấn đề liên quan đến hàng xóm như nhà liên kế có vách chung, lối đi chung, cây xanh, hố ga thoát nước…

- Xin cấp giấy phép xây dựng. Sau khi được cấp giấy phép xây dựng, thông báo ngày khởi công với chính quyền địa phương (UBND phường) trước 07 ngày

- Chủ đầu tư liên lạc với cơ quan điện lực, cấp nước di dời đồng hồ điện, đồng hồ nước trước khi khởi công khoảng 1 tuần.

1.2. Thực hiện xây dựng

- Kiểm tra pháp lý của nhà thầu (Có chức năng thiết kế, thi công hay không).

- Chủ đầu tư làm đơn & nộp chi phí sử dụng vỉa hè tại UBND quận (nếu đường có vỉa hè) để tập kết vật tư, máy móc phục vụ xây dựng.

- Đăng ký tạm trú cho công nhân ở lại công trình (nếu có) để tránh bị gián đoạn thi công bởi những lý do vớ vẩn nhất mà có thể tránh.

- Phối hợp cùng nhà thầu, giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến vệ sinh, an toàn, che chắn công trình

- Phối hợp cùng nhà thầu, thanh tra xây dựng kiểm tra việc thực hiện có đúng giấy phép hay không trong quá trình thi công.

- Nhà thầu chịu trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn lao động. CĐT chịu trách nhiệm mua bảo hiểm công trình (nếu thấy cần thiết).

1.3. Kiểm tra của thanh tra xây dựng

- Trong quá trình xây dựng, xuyên suốt công trình sẽ có 3 đợt thanh tra của Sở xây dựng đến trực tiếp để kiểm tra công trình. Đây là vấn đề liên quan đến pháp lý quan trọng ảnh hưởng tiến trình xây dựng cũng như hoàn công sau này.

- Trước thời điểm kiểm tra sẽ có thông báo chính thức về thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.

Nội dung kiểm tra sẽ bao gồm:

+ Kiểm tra sai phạm thi công theo bản vẽ thiết kế và giấy phép xây dựng chính thức.

+ Kiểm tra năng lực thi công của nhà thầu, chứng chỉ người chủ trì thiết kế.

+ Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

- Nếu trong quá trình kiểm tra, không phát hiện sai phạm, thanh tra sẽ tiến hành kí biên bản xác nhận và công trình tiếp tục thi công như bình thường.

- Ngược lại, nếu nhà thầu thi công sai phép, không có năng lực thi công, không đảm bảo an toàn lao động.. sẽ tiến hành xử lý, tùy vào mức độ vị phạm có thể phạt hành chính, bắt buộc đập phá tháo dỡ hoặc tệ hơn có thể dừng công trình không thời hạn.

- Chính vì điều này mà chủ đầu tư cần xem xét năng lực thi công của nhà thầu trước cả khi kí hợp đồng thiết kế nhà để trao trọn niềm tin và an tâm trong suốt quá trình xây dựng.

2. Giấy phép xây dựng

– Thực tế mà nói thì việc xin cấp giấy phép xây dựng khá rắc rối , đòi hỏi bạn phải có một bộ hồ sơ xin giấy phép xây dựng của một đơn vị có tư cách pháp nhân và được cấp giấy chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình đang trong thời hạn hoạt động ( mọi giấy tờ chứng chỉ hành nghề bị cơ quan nhà nước đình chỉ xem như KHÔNG TÍNH ). Vì vậy chủ nhà sẽ không thể có được bộ hồ sơ ở trên mà cần phải nhờ đến nhà tư vấn thiết kế xây dựng hợp pháp chuẩn bị giùm mình.

– Bộ hồ sơ xin giấy cấp phép xây dựng là tập hợp các thông tin , dữ liệu thăm dò từ địa hình , các lớp đất , nền móng được khảo sát thông qua quá trình khoan thăm dò được thực hiện bởi dụng cụ chuyên dụng của nghành.

– Bộ hồ sơ này là cơ sở quan trọng để các đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng tính toán chính xác cho móng và hệ khung kết cấu của căn nhà.

 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về những thủ tục pháp lý gia chủ cần chuẩn bị khi xây dựng nhà ở. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp gia chủ có thêm những kiến thức cơ bản để chuẩn bị cho mình hành trang tốt nhất để dựng xây mái ấm của mình

Viết bình luận của bạn: