Trần thạch cao là gì? Ứng dụng của trần thạch cao trong xây dựng

 21/07/2020  Đăng bởi: Mr.Thiện

Với nhiều ưu điểm vượt trội về thẩm mỹ, giá thành, công năng sử dụng, trần thạch cao đang trở thành xu hướng xây dựng trong vài năm trở lại đây. Vậy trần thạch cao là gì? Ưu nhược điểm cũng như ứng dụng của trần thạch cao trong xây dựng như thế nào? Cùng Việt Home tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là kết cấu tổ hợp của các lớp vật liệu bao gồm : Khung xương, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ liên quan. Trong đó:

- Khung xương có tác dụng tạo hệ kết cấu vững chắc để treo cả hệ trần lên sàn bê tông cốt thép của căn nhà thông qua các ti treo.

- Có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần, tấm được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng.

- Lớp sơn bả tạo độ nhẵn mịn, đều mầu cho bề mặt trần.

2. Ưu - Nhược điểm của trần thạch cao

2.1. Ưu điểm

- Trọng lượng nhẹ: So với các vật liệu khác, tấm thạch cao làm trần có trọng lượng nhẹ hơn hẳn. Nhẹ từ 7 đến 10 lần. Vì vậy, công trình của bạn sẽ được giảm tải trọng, hạn chế sức nặng lên móng nhà và giảm chi phí làm móng.

- Quy trình thi công dễ dàng: Sau khi lắp hệ thống khung xương một cách hoàn chỉnh, thợ thi công có thể tiến hành lắp trần vách thạch cao vào khung xương mà không cần rườm rà các vật liệu khác.Thời gian lắp đặt nhanh chóng hơn so với các vật liệu khác vì tấm thạch cao có diện tích trung bình khoảng 1220x2440mm lớn nên lắp đặt nhanh. Hơn nữa, nếu bạn muốn sửa chữa nhà thì tháo gỡ dễ dàng hơn.

- Tính năng cách âm, chống nóng, chống ẩm, chống cháy: 

+ Yếu tố riêng tư và mang lại trải nghiệm trọn vẹn nhất ngay trong ngôi nhà là xu hướng được nhiều người ưu tiên. Đối với tấm thạch cao, khả năng cách âm vượt trội mang lại cảm giác yên tĩnh, thoải mái. Độ cách âm lên đến 58dB, tốt hơn 2-3 lần so với gạch truyền thống. 

+ Chống nóng, chống cháy tốt vì có lớp bông thủy tinh lót giấy bạc có thể giảm đến 8 độ C, làm giảm nhiệt năng hao phí mà lại mát mẻ. Khả năng chống cháy lên đến 2 giờ, từ đó có thời gian di dời bảo vệ tính mạng và tài sản.

- Tính thẩm mỹ cao: Với tính chất vật lý như cắt xén, uốn cong, tạo khối, bạn có thể thỏa thích sáng tạo những kiểu dáng mình thích theo gu thẩm mỹ. Ngoài ra, làm trần thạch cao có nhiều mẫu mã đa dạng, phù hợp với các kiểu không gian khác nhau để lựa chọn.

2.2. Nhược điểm

- Trần thạch cao có một nhược điểm nổi bật nhất là kỵ nước. Nếu bị ngấm nước sẽ làm trần có màu ố vàng. Nhanh hỏng vì vậy đòi hỏi phải chống thấm tốt cho trần khi thi công.

- Màu sắc của trần thạch cao thường là màu trắng. Do đó nó không phù hợp với các không gian đa dạng màu sắc.

- Đối với trần thạch cao nổi. Nhược điểm của nó là không thể treo các vật trang trí nặng, sẽ dễ gậy sụt, bể trần.

3. Phân loại trần thạch cao

3.1. Phân loại theo cấu tạo

- Trần thạch cao trần thả (Trần nổi): Trần thả thạch cao được thi công   bằng cách thả từ trên xuống từng tấm thạch cao được cắt ra có kích thước bằng khung định hình. Trần thả có ưu điểm là nếu sau này cần sửa chữa hệ thống dây điện bên trong cũng khá dễ dàng, hoặc hư tấm nào tháo ra thay tấm đó.

- Trần thạch cao trần chìm: Được thi công bắt vít từng tấm thạch cao từ dưới lên. Khung định hình bằng nhôm kẽm chữ U được bắt vít gắn kết với nhau, sau đó người ta ghép từng tấm thạch cao  vào.

Trần chìm có ưu điểm là đẹp, tạo mặt phẳng hoàn thiện, có thể tạo nhiều hoa văn bằng cách cắt từng tấm thạch cao gắn vào hay bằng cách tô xi măng. Nếu tô xi măng tạo chỉ trang trí thì trần sẽ đẹp và bền hơn, nhưng giá thành sẽ cao. Khuyết điểm của trần chìm là nếu hư, ố không sửa chữa được y nguyên như trần cũ… bởi vì khi cắt ghép trần thạch cao kéo theo nhiều thứ như: đèn trang trí, chỉ trang trí… Trần thạch cao sau đó sẽ được trét mastic và sơn như trần nhà đúc.

3.2. Phân loại theo tính chất:

- Trần thạch cao chống ẩm: Dùng cho những nơi ẩm thấp, ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp. 

- Trần thạch cao chịu nước: Dùng cho những nơi tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, hay tiếp xúc với nước.

- Trần thạch cao chống cháy: sử dụng loại tấm này để thi công những loại trần có yêu cầu bảo vệ cao như thang máy, phòng máy tính, nhà bếp hay cầu thang thoát hiểm. Thời gian chịu lửa của loại tấm này là 2h khi xảy ra sự cố cháy.

- Trần thạch cao tiêu âm: Dùng cho những nơi muốn cách âm, tiêu âm ra bên ngoài ví dụ phong karaoke, được sử dụng kết hợp giữa giải pháp tiêu âm và trang trí thẩm mỹ, có thể uốn cong định hình tạo thẩm mỹ cho công trình sau khi lắp dựng. Sản phẩm có thể được ứng dụng trong trường học, nhà hát, hội trường, văn phòng…

4. Lưu ý quan trọng khi làm trần thạch cao

- Công việc làm trần thạch cao chỉ được bắt đầu sau khi đã thi công hoàn thiện phần cửa chính và cửa sổ, những vị trí mở phải tạm thời đóng kín để đảm bảo không chịu tác động trực tiếp từ thời tiết.

- Trước khi vào quy trình thi công hệ thống la phông, các cấu kiện khung xương, tấm thạch cao và phụ kiện được che phủ, sắp xếp và kệ đỡ thích hợp, không được tiếp xúc với mặt đất.

- Cần tìm hiểu về bản vẽ thiết kế kỹ thuật của các hệ thống M&E hoặc khảo sát hiện trường (nếu công trường cải tạo). Sau đó, lập bản vẽ thi công trần thạch cao sao cho phù hợp với yêu cầu của hệ thống M&E. Từ đó, hệ thống trần đảm bảo được tính chịu lực, chống cháy, thẩm mỹ.

- Trong trường hợp có tường thạch cao, hệ thống trần sẽ được thi công sau khi hệ thống tường đã thi công kết thúc.

- Hệ thống trần thạch cao có thể chịu được các mức độ tải trong treo theo khuyến cáo của từng hệ trần.

Trần thạch cao là giải pháp được nhiều gia chủ áp dụng bởi sự linh hoạt, tiện dụng và chi phí thấp. Nắm bắt được những ưu, nhược điểm, phân loại cũng như lưu ý khi làm trần thạch cao vô cùng quan trọng để bạn đưa ra quyết định sử dụng phù hợp nhất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Việt Home để được tư vấn.

Viết bình luận của bạn: