Tường nhà bị nứt có nguy hiểm không và cách khắc phục là gì?

 17/07/2023  Đăng bởi: Mr.Thiện

Hiện tượng tường nhà bị nứt dọc, nứt ngang có lẽ là vấn đề khiến nhiều gia chủ nặng lòng. Tình trạng này không chỉ xảy ra với các công trình xây lâu rồi mà còn có thể gặp ở các công trình mới xây dựng. Sự cố này không chỉ khiến cho ngôi nhà mất đi tính thẩm mỹ mà còn tạo cảm giác lo lắng, không yên tâm cho những người sinh sống trong ngôi nhà. Vậy nguyên nhân tường nhà bị nứt là gì? Có nguy hiểm không? Và cách xử lý tường bị nứt như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây.

1. Các trường hợp tường bị nứt

Tường nhà bị nứt thường sẽ xảy ra ở 2 dấu hiệu chính đó là: Nứt ngang và nứt dọc. Khi đó, vết nứt kéo dài với nhiều kích thước rãnh nút khác nhau tùy từng tình trạng của công trình.

+ Tường nhà bị nứt ngang: Hiện tượng này thường sẽ xảy ra ở các bức tường lớn của công trình. Với các vết nứt có thể chạy ngang, cũng có thể xiên nghiêng.

+ Tường bị nứt dọc theo cột: Dễ gặp phải ở các cột dựng đứng của công trình hoặc cạnh mép tường góc tường.

2. Nguyên nhân tường nhà bị nứt

Khi tường bị nứt, tùy vào mức độ nghiêm trọng mà gia chủ cần xưu lý ngay, nếu chậm trễ sẽ dẫn đến nhiều vấn đề trong sinh hoạt. Để áp dụng được đúng cách xử lý tường bị nứt và đạt hiệu quả triệt để nhất. Thì trước tiên ta cần xác định được rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Có khá nhiều nguyên nhân khiến tường nhà bị nứt, về cơ bản sẽ do 3 nguyên nhân sau:

2.1. Tường nhà bị nứt do nền móng bị lún

Nền đất yếu là một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng xuất hiện các vết nứt trên tường nhà sau một thời gian xây dựng. Bởi nền đất là yếu tố quyết định rất lớn đến phần móng ngôi nhà. Nếu như kết cấu móng được xây dựng trên nền đất mềm, trũng thì khi ép cọc sẽ không được đều, có thể sẽ sai lệch về kỹ thuật. Khiến cho nền móng bị lún, yếu cũng là nguyên nhân dẫn đến tường nhà sau này sẽ bị nứt.

Dấu hiệu để biết tường nhà bị nứt do nền móng bị lún chính là những vết nứt do nền móng bị lún thường xuất hiện ở giữa tường hoặc ở mép cửa sổ,…

2.2. Do kỹ thuật sơn trát không chất lượng

Nguyên nhân tường nhà bị nứt do kỹ thuật sơn trát không đạt chất lượng là nguyên nhân chính dẫn đến tường nhà bị nứt. Có thể lớp bột trát ban đầu không đều tay hoặc bột quá nhiều. Bên cạnh đó, trong quá trình thi công xây dựng, một vài yếu tố kỹ thuật khác cũng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng tường nhà như sau:

Gia cố, ép cọc, thi công phần móng không đảm bảo kỹ thuật và sử dụng bê tông không đạt chuẩn như mác không đủ. Phần giằng móng kém chất lượng, hoặc để mạch ngừng khi thi công; sử dụng các chất liệu khác nhau để làm bê tông giữa các lần đổ.

Không tính toán chuẩn xác về khả năng chịu lực của móng và xây nhà vượt quá giới hạn này. Điều này sẽ khiến vỡ móng, làm cho nhà bị nghiêng và xuất hiện tường nhà bị nứt.

2.3. Do tác động của thời tiết, nhiệt độ

Việc thời tiết biến đổi thất thường sẽ dẫn đến hiện tượng giãn nở khi nóng và co vào khi lạnh. Thời tiết thường xuyên có mưa, làm cho tường nhà bị ẩm hoặc khí hậu nóng ẩm quanh năm cũng chính là nguyên nhân làm cho tường nhà xuất hiện nhiều đường rạn nứt.

Tường nhà bị nứt có nguy hiểm không?

Nhìn chung, việc tường nhà bị nứt đã phát vỡ kết cấu vốn có của công trình. Và điều này tất nhiên sẽ gây ra một vài hậu quả và ảnh hưởng xấu đến ngôi nhà. Tình trạng tường bị nứt sẽ gây ra một số những ảnh hưởng như sau:

Tường nhà sẽ bị thấm nước: Chỉ cần một khe nứt nhỏ thôi cũng đã đủ khiến cho nước có thể thấm vào và làm cho toàn bộ công trình bị ảnh hưởng. Điều này sẽ gây hậu quả cực kì nghiêm trọng đến kết cấu cũng như tuổi thọ của công trình.

Về thẩm mỹ: Xuất hiện các vết nứt ngang, nứt dọc khó chịu thật sự là làm cho ngôi nhà mất đi tính thẩm mỹ rất nhiều. Thậm chí, không dừng lại ở đó, việc thấm nước còn làm cho tường hình thành các mảng rêu mốc xấu xí, ố vàng.

Nguy cơ vết nứt ngày càng rộng và dài hơn: Nếu như không xử lý sớm thì lâu dần, các vết nứt sẽ ngày càng mở rộng và nứt dài hơn. Gây tốn kém kinh phí sửa chữa hơn.

Là chỗ ẩn nấp của côn trùng gây hại: Các vết nứt tường nếu như không xử lý và để lâu ngày sẽ rất dễ trở thành chỗ ẩn lấp của nhiều con côn trùng gây bệnh. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe những người sinh sống trong nhà, nhất là nguy hiểm đối với người già và trẻ nhỏ.

3. Cách xử lý tường bị nứt

Chính vì những hậu quả đáng lo ngại này mà gia chủ khi nhận thấy tường nhà có dấu hiệu bị nứt nhẹ, hoặc đã nứt lâu ngày. Thì hãy nhanh chóng tìm giải pháp khắc phục và xử lý càng sớm càng tốt. Vậy khi gặp tình trạng tường bị nứt phải làm sao? Dưới đây là một số cách xử lý tường nhà bị nứt giúp bạn có hướng giải quyết hoặc lường trước được sự cố khi tường nhà bị nứt.

3.1. Sử dụng keo dán tường bị nứt

Đối với các vết nứt tường nhỏ thì một phương pháp đơn giản nhất là sử dụng keo trám vết nứt tường chuyên dụng. Đây là một trong những cách xử lý tường bị nứt đơn giản, thường được áp dụng dành cho những khe nứt nhỏ và chạy thành rãnh. Lúc này bạn chỉ cần dùng keo để bít và hàn các vết nứt lại mà thôi.

Cách xử lý từng bị nứt bằng keo dán tường, ta làm theo các bước như sau: Đầu tiên, cần phải vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn tường trước khi thi công. Tiếp theo, tiến hành đục rộng và sâu 3-4cm xung quanh vị trí vết nứt trên tường rồi xịt, rửa vết nứt sạch sẽ. Sau đó, dùng keo trét kín vết nứt và phủ chất chống thấm co giãn tạo màng chống thấm lên bề mặt.

Một số sản phẩm keo dán tường chất lượng và tốt nhất mà bạn có thể sử dung: Keo Apollo; Keo TopBond; Keo Glass Seal; Keo PU; Keo Acrylic...

3.2. Cách sơn lại tường bị nứt

Đối với những trường hợp tường nhà bị nứt nhiều lớp nhỏ do lớp sơn quá mỏng, hoặc do hồ trộn không đều hoặc tường nhà đang bị khô nhưng vẫn tô thì chúng ta cần phải đục lớp hồ cũ ra dọc theo đường bị nứt, làm cho tường đủ ẩm, sau đó tô một lớp xi măng già và cát mịn. Sau đó sơn một lớp sơn chống thấm.

Đối với những vết nứt lớn, chủ nhà cần phải xử lý nhanh chóng vì những vết nứt này lan rất nhanh, có thể làm cho vùng tường xung quanh cũng bị nứt. Đối với trường hợp này, tốt nhất gia chủ nên trám vữa vào những vết nứt để tạo sự bằng phẳng. Tiếp đến trát một lớp bột lên trên và sơn một lớp sơn chống kiềm.

Chú ý không để tường quá khô mà nên giữ độ ẩm cho tường sơn khoảng 16% để gia tăng độ hiệu quả tối đa nhất sau khi khắc phục.

Nếu muốn đảm bảo tính thẩm mỹ, sự hài hòa giữa màu sơn gốc và lớp sơn mới. Thì gia chủ có thể tiến hành sơn màu lại cho cả bức tường. Giải pháp tốt nhất là nên sử dụng sơn nước để đảm bảo tính thẩm mỹ và chi phí tiết kiệm

3.3. Xử lý tường bị nứt bằng xi măng, vữa

Cách xử lý tường bị nứt này thường được áp dụng cho các trường hợp cơ bản và nguyên nhân là do lớp vữa trát. Nếu như có một chút kỹ năng và đầy đủ nguyên liệu, bạn có thể tự giải quyết, khắc phục hiện tượng tường nhà bị rạn nứt bằng xi măng và vữa.

Tường bị nứt sâu thường là do nguyên nhân kỹ thuật xây dựng không đúng hoặc không làm đúng quy trình xây dựng. Vết nứt sâu này ảnh hưởng sâu không lớp gạch, có thể lớp gạch bên trong cũng bị nứt. Đây là một trường hợp rất khó xử lý, đặc biệt đối với những người không có nhiều kinh nghiệm trong ngành xây dựng rất khó để khắc phục.

Kinh nghiệm chúng tôi cho thấy rằng gia chủ nên thuê một đội ngũ xây dựng chuyên sửa nhà để khắc phục nhằm đảm bảo hiệu quả.

Nếu như ngôi nhà của bạn đang xuất hiện tình trạng tường bị nứt. Thì hãy nhanh chóng áp dụng ngay các cách xử lý và khắc phục cực kỳ đơn giản mà hiệu quả ở bài viết trên nhé!

Viết bình luận của bạn: